Sức khoẻ tổng quát

Thuốc Trị Tay Chân Miệng Ở Trẻ Em? Những Lưu Ý Khi Dùng?

Thuốc Trị Tay Chân Miệng Ở Trẻ Em? Những Lưu Ý Khi Dùng?

Tay chân miệng là một bệnh nhiễm virus nhẹ, dễ lây lan, thường gặp ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng bao gồm lở loét trong miệng và phát ban ở bàn tay và bàn chân. Vậy có loại thuốc trị tay chân miệng ở trẻ em hay không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kiến thức trong việc chăm sóc con yêu của bạn nhé.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?

Bệnh tay chân miệng thường do vi khuẩn coxsackievirus gây ra. Bệnh tay chân miệng có thể gây ra tất cả các triệu chứng sau đây hoặc chỉ một số triệu chứng. Chúng bao gồm:

– Sốt.

– Viêm họng.

– Cảm thấy mệt mỏi.

– Xuất hiện các tổn thương giống như vết phồng rộp, đau đớn trên lưỡi, nướu và bên trong má.

– Phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi ở mông. Các nốt phát ban có thể không ngứa nhưng thỉnh thoảng nổi mụn nước. Tùy thuộc vào màu da, phát ban có thể xuất hiện màu đỏ, trắng, xám hoặc chỉ xuất hiện dưới dạng những vết sưng nhỏ.

– Bé quấy khóc nhiều và ăn không ngon miệng, thậm chí là chán ăn.

Dấu hiệu về bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Dấu hiệu về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Thời gian thông thường từ khi nhiễm bệnh ban đầu đến khi các triệu chứng xuất hiện (thời kỳ ủ bệnh) là từ 3 đến 6 ngày. Trẻ có thể bị sốt và bị đau họng. Đôi khi chúng mất cảm giác ngon miệng và cảm thấy không khỏe.

Một hoặc hai ngày sau khi cơn sốt bắt đầu, vết loét đau có thể phát triển ở phía trước miệng hoặc cổ họng. Phát ban ở bàn tay và bàn chân và đôi khi ở mông cũng có thể xuất hiện.

Các vết loét phát triển ở trong miệng và cổ họng có thể là do vi-rút liên quan gọi là herpangina gây ra. Loại virus này khiến trẻ sốt cao đột ngột và trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn trẻ có thể bị co giật. Trong một số ít trường hợp, vết loét phát triển trên bàn tay, bàn chân hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

Tay chân miệng ở trẻ em thường chỉ gây sốt và các triệu chứng nhẹ trong vài ngày. Tuy nhiên nên cho trẻ đến bệnh viện nếu con bạn dưới sáu tháng tuổi, có hệ thống miễn dịch suy yếu, hoặc bị lở miệng hoặc đau họng khiến cho việc uống chất lỏng trở nên khó khăn. Đồng thời nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau 10 ngày thì nên đưa trẻ đi kiểm tra nhanh chóng.

Đôi khi enterovirus gây bệnh tay chân miệng xâm nhập vào não và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm não hoặc viêm màng não.

Loại thuốc trị tay chân miệng ở trẻ em

Tay chân miệng ở trẻ em hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên mẹ có thể tham khảo một số loại thuốc dưới đây để làm giảm các triệu chứng cho bé.

Thuốc hạ sốt

Sốt là triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ bị tay chân miệng. Khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol liều 10 – 15mg/kg. Nếu trẻ còn sốt cao cần dùng tiếp liều thứ 2 sau 4 – 6 giờ. Mẹ có thể dùng viên đặt hậu môn để giảm sốt cho trẻ nếu như trẻ không uống được thuốc.

Thuốc giảm ngứa

Một số trẻ sẽ xuất hiện tình trạng nốt phát ban gây ngứa, vì thế mẹ có thể cho trẻ uống thuốc giảm ngứa dạng siro như theralene, aerius, hoặc zyrtec. Mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng trước khi cho trẻ sử dụng.

Oresol

Trong trường hợp trẻ bị sốt cao, nôn trớ nhiều hay bị tiêu chảy, mẹ cần bổ sung chất điện giải Oresol cho con. Tùy từng nhóm tuổi của con, mẹ nên cân nhắc về hàm lượng khác nhau.

Thuốc sát khuẩn

Mẹ nên cho bé dùng một số loại thuốc sát khuẩn như: Lidocain, súc miệng benzydamine, xịt miệng benzydamine, nước muối sinh lý,…để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể của bé

Một số loại thuốc khác

Nếu trong trường hợp, trẻ xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng cần được nhập viện, thì sẽ được bác sĩ chỉ định uống một số loại thuốc khác phù hợp với tình trạng của bé.

Thuốc bôi tại chỗ khi trẻ em bị tay chân miệng

Xanh methylen

Loại thuốc này có công dụng kháng khuẩn cho các vết lở loét hoặc các nốt mụn nước. Mẹ có thể bôi cho trẻ hàng ngày, vì tính an toàn cho mọi làn da kể cả da nhạy cảm nhất. Tuy nhiên nó có khả năng kháng khuẩn kém và không được dùng trong miệng.

Xanh methylen an toàn cho mọi loại da của trẻ nhưng tính kháng khuẩn chưa cao
Xanh methylen an toàn cho mọi loại da của trẻ nhưng tính kháng khuẩn chưa cao

Thuốc tím

Đây là loại thuốc giúp sát khuẩn hiệu quả cả cho những vết thương hở, với thành phần lành tính nên phù hợp với cả trẻ sơ sinh. Mẹ nên pha loãng bột tím rồi chấm lên vết mụn nước khoảng 3 tiếng một lần. Đối với một số làn da nhạy cảm, trẻ vẫn có thể xuất hiện hiện tượng kích ứng, vì thế mẹ có thể ngừng sử dụng. 

Gel Kamistad

Loại gel này phù hợp cho cả trẻ em và người lớn, nó có công dụng sát trùng và giảm đau hiệu quả. Mẹ nên bôi cho bé 3 lần một ngày để đạt hiệu quat kháng khuẩn tốt nhất. Tuy nhiên, khi bôi mẹ nên để ý con thật cẩn thận để con không nuốt phải loại gel này, trường hợp xấu nhất là trẻ có thể bị co giật sau khi nuốt.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

– Không làm vỡ các vết mụn nước vì có thể làm các vết lở loét càng lan rộng ra.

– Lựa chọn những thức ăn mềm, lỏng vì trẻ đang trong tình trạng mệt mỏi và chán ăn. Hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn cay nóng, dễ kích thích tiêu hóa và làm viêm các vết loét miệng.

– Cho trẻ uống nhiều nước: Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung sữa hoặc nước ép hoa quả cho trẻ để bổ sung thêm dưỡng chất và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

– Quan sát các dấu hiệu về tình trạng bệnh của trẻ: Mẹ nên đo nhiệt độ trẻ thường xuyên đồng thời quan sát các triệu chứng để tránh các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

– Không cho trẻ dùng thuốc kháng sinh nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ, vì có thể gây ra một số những tác dụng phụ nguy hiểm cho bé. Thậm chí còn gây khó khăn cho bác sĩ trong quá trình điều trị.

Cách phòng ngừa tay chân miệng ở trẻ em

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cho trẻ bằng nhiều cách:

1- Rửa tay thường xuyên. Rửa tay trong ít nhất 20 giây. Nhớ rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã. Ngoài ra, nhớ rửa tay trước khi ăn thức ăn và sau khi xì mũi, hắt hơi hoặc ho. Khi không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay.

2- Dạy cho trẻ cách vệ sinh tốt. Chỉ cho con bạn cách rửa tay và giúp chúng làm điều đó thường xuyên. Đồng thời cũng nên giải thích cho chúng biết lý do tại sao tốt nhất là không cho ngón tay, bàn tay hoặc bất kỳ đồ vật nào khác vào miệng.

3- Khử trùng các khu vực xung quanh trẻ. Làm sạch các khu vực và bề mặt có nhiều người qua lại trước bằng xà phòng và nước. Tiếp theo, làm sạch bằng dung dịch thuốc tẩy clo pha loãng và nước. Nếu bạn đang ở trong môi trường chăm sóc trẻ em, hãy tuân thủ lịch trình vệ sinh và khử trùng nghiêm ngặt. Vi-rút có thể sống nhiều ngày trên các bề mặt ở những khu vực chung, kể cả trên tay nắm cửa và trên các vật dụng dùng chung như đồ chơi.

4- Tránh tiếp xúc gần. Do bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan nên người mắc bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác khi đang có triệu chứng. Không cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng ra khỏi cơ sở chăm sóc trẻ hoặc trường học cho đến khi hết sốt và vết loét miệng đã lành. 

Tạm kết

Tay chân miệng ở trẻ em hoàn toàn có thể tự khỏi sau 10 ngày, tuy nhiên nó có thể gây ra một số triệu chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời. Mong rằng những thông tin về những loại thuốc trị tay chân miệng ở trẻ em có thể giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức để chăm sóc con em mình thật tốt.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn zawa.com.vn. Xin cảm ơn!
Copyright © 2022 - 2023 | zawa.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status