Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là vấn đề khá phổ biến ở nhiều bạn nữ đang trong lứa tuổi dậy thì. Vậy tại sao lại dẫn đến tình trạng này? Cách khắc phục ra sao? Đối với những bạn nữ chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này sẽ có thể rất bỡ ngỡ và lo lắng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc trên nhé.
Mục lục:
Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?
Hầu hết thanh thiếu niên sẽ có kinh lần đầu tiên vào khoảng từ 10 đến 15 tuổi. Một số thanh thiếu niên sẽ có kinh sớm hơn và một số sẽ có kinh muộn hơn.
Thời gian kinh nguyệt có thể xảy ra cứ sau 24, 28 hoặc 30 ngày. Tuy nhiên, nếu chúng xảy ra trong khoảng thời gian không đều nhau như một lần sau 42 ngày và lần tiếp theo sau 36 ngày hoặc dừng lại trong hai hoặc ba tháng, thì chu kỳ được coi là không đều.
Bên cạnh tình trạng không đều, trẻ ở lứa tuổi dậy thì còn có thể mắc một số vấn đề khác như vô kinh, rong kinh, kinh thưa,…
Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?
Kinh nguyệt không đều là một phần bình thường của tuổi dậy thì. Giai đoạn dậy thì này có thể kéo dài hai năm sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên của một cô bé xuất hiện. Hãy coi đây là bước chuyển tiếp từ một cô bé để phát triển thành một thiếu nữ xinh đẹp. Thông thường, không có gì phải lo lắng.

Vì nguyên nhân của tình trạng này là do buồng trứng không phóng thích trứng, làm cho kinh đến sớm hơn hoặc muốn hơn, đồng thời máu có thể xuất hiện nhiều hơn bình thường. Thêm vào đó, buồng trứng của một số bé gái vẫn chưa phát triển hoàn toàn, các hoocmon trong cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng nên khả năng phóng thích trứng diễn ra không đều từ đó gây nên sự rối loạn cho chu kỳ kinh nguyệt và máu kinh cũng thay đổi theo từng tháng. Nhưng đôi khi có những nguyên nhân dẫn đến sự bất thường này như:
1- Dùng một số loại thuốc.
2- Tập thể dục quá sức.
3- Rối loạn ăn uống, tiêu thụ rất ít calo hoặc ăn quá nhiều.
4- Mất cân bằng nội tiết tố.
5- Gặp các vấn đề về tuyến giáp; suy giáp hoặc cường giáp.
6- Mắc một số bệnh phụ khoa như buồng trứng đa nang hoặc âm đạo xuất hiện dị tật
7- Sử dụng chất kích thích
8- Bị mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng thường xuyên
Cần đưa trẻ có kinh nguyệt không đều đi khám khi nào?
Mặc dù kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì không phải là tình trạng hiếm gặp, nhưng các mẹ cũng không nên chủ quan. Nếu thấy trẻ có một số những dấu hiệu bất thường sau thì nên đưa trẻ đi khám:
1- Nếu thời gian của chu kỳ kéo dài hơn một tuần cùng với hiện tượng ra máu nhiều, phải thay băng vệ sinh liên tục trong 3 giờ đồng hồ.
2- Xuất hiện kinh lần đầu tiên, tuy nhiên các tháng tiếp theo ngừng kinh.
3- Xuất hiện đốm giữa các chu kỳ.
4- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tháng.
5- Đau bụng vào mỗi chu kỳ kinh mặc dù đã uống thuốc giảm đau nhưng không đỡ
6- Có kinh nguyệt trên 2 năm, tuy nhiên chu kỳ kinh không đều.
7- Mỗi tháng đều có kinh tuy nhiên chu kỳ kinh ngắn dưới 20 ngày.
Khắc phục tình trạng kinh không đều ở tuổi dậy thì
Sau khi được thăm khám, nếu bác sĩ phát hiện ra sự bất thường về thể chất như mất cân bằng nội tiết tố, các vấn đề về tuyến giáp hoặc hội chứng buồng trứng đa nang, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị bao gồm cả thuốc. Ngoài ra trẻ cũng cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt để cân bằng lại chu kỳ kinh nguyệt của mình, thực hiện bằng cách:
1- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì hoặc quá gầy.
2- Thực hiện chế độ ăn uống giàu các yếu tố tự nhiên đồng thời tránh thực phẩm chế biến càng nhiều càng tốt, hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ.
3- Tập thể dục điều độ.
4- Thư giãn, đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập yoga.
5- Ngủ đủ giấc, cố gắng giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng thần kinh
6- Uống các chất bổ sung tự nhiên do bác sĩ khuyên dùng.

Một số dấu hiệu nhận biết khi sắp có kinh
Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân gây ra nhiều dấu hiệu và triệu chứng khó chịu như chuột rút và ngực mềm. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bạn chuẩn bị có kinh nguyệt.
- Mụn trứng cá là một vấn đề phổ biến vào thời điểm này của tháng. Nữ giới bị mụn trứng cá nhiều hơn nam giới và tất cả là do nội tiết tố. Nồng độ hormone tăng cao sẽ kích hoạt quá trình sản xuất dầu (được gọi là bã nhờn), làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn khi chu kỳ của bạn sắp bắt đầu. Trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, bạn có thể nhận thấy mụn mọc ở cằm và vùng quai hàm.
- Ngực của bạn bị đau hoặc nặng. Ngực của bạn có thể cảm thấy mềm hoặc sưng lên ngay sau khi rụng trứng cho đến vài ngày sau khi bắt đầu chảy máu kinh nguyệt. Những thay đổi về hormone estrogen, progesterone và prolactin có thể tác động một phần nào đó.
- Mệt mỏi nhưng không ngủ được. Sự thay đổi nội tiết tố làm rối loạn giấc ngủ của bạn và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Những thay đổi về estrogen và progesterone cũng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là khi ngủ.
- Bạn bị chuột rút. Chuột rút ở bụng dưới là triệu chứng kinh nguyệt thường gặp nhất. Chuột rút xảy ra trước hoặc trong thời kỳ của bạn được gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Không giống như nhiều triệu chứng khác, nó bắt đầu từ 1-2 tuần trước kỳ kinh nguyệt và kết thúc khi bắt đầu chảy máu Hoặc chuột rút cũng có thể xuất hiện ngay trước kỳ kinh nguyệt và kéo dài trong 2-3 ngày.
- Bạn bị sưng phù mặt và tay chân. Giữ nước là một triệu chứng cũng phổ biến. Nó cũng là do nội tiết tố, nhưng bạn có thể hạn chế chứng giữ nước tiền kinh nguyệt bằng cách cắt giảm muối, ăn nhiều trái cây và rau quả và tập thể dục thường xuyên.
- Bạn bị đau đầu. Những thay đổi về nồng độ estrogen là nguyên nhân nếu bạn bị đau đầu trước kỳ kinh. Nếu bạn dễ bị chứng đau nửa đầu, có thể bạn sẽ thấy mình mắc chứng này trước kỳ kinh nguyệt.
- Bạn đang có tâm trạng thất thường. Sự thay đổi hormone gây ra các dấu hiệu kinh nguyệt cũng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Bạn có thể cảm thấy tức giận và cáu kỉnh, hoặc tủi thân dẫn đến khóc. Đôi khi cũng có thể lo lắng hoặc rối loạn lo âu.
- Lưng dưới của bạn bị đau. Đau bụng kinh không chỉ ảnh hưởng đến bụng. Những thay đổi trong các hóa chất tự nhiên được gọi là prostaglandin trong tử cung gây ra các cơn co thắt mà bạn cũng có thể cảm thấy ở lưng hoặc đùi.
Tạm kết
Vừa rồi là những giải đáp về chủ đề “Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì”. Đây không phải là vấn đề đáng lo ngại vì nguyên nhân chính gây ra là sự thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên nếu phát hiện thêm bất cứ triệu chứng khác thường nào, hãy đến ngay bệnh viện để được kiểm tra. Ngoài ra có một lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc cân bằng nội tiết tố, từ đó dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt được diễn ra đều đặn hơn. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe cho mình.