Khi tai nạn nào đó, khiến đầu bị va đập mạnh, điều này khiến não bộ bị ảnh hưởng từ đó có thể gây nên tình trạng mất trí nhớ tạm thời. Mất trí nhớ tạm thời sau va chạm có nguy hại không? Cần điều trị như thế nào để trí nhớ được hồi phục trở lại? Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Mục lục:
Dấu hiệu mất trí nhớ tạm thời sau va chạm
Mất trí nhớ tạm thời sau va chạm là trạng thái nhầm lẫn hoặc mất trí nhớ về thời gian ngay sau một sự kiện chấn thương, chẳng hạn như tai nạn ô tô.
Nạn nhân va chạm có thể quên những gì đã xảy ra trước, trong hoặc sau đó. Mặc dù trí nhớ của bạn có thể quay trở lại sau vài ngày, nhưng có khả năng đây là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như chấn thương sọ não. Nếu không được kiểm soát, chấn thương của bạn có thể dẫn đến những tác động lâu dài đến cuộc sống của bạn.
Những dấu hiệu khi mất trí nhớ tạm thời là:
1- Bệnh nhân vẫn có thái độ và tính cách bình thường
2- Vẫn nhận thức được về các sự việc đang diễn ra
3- Vẫn hiểu và giao tiếp một cách dễ dàng và linh hoạt
4- Có thể quên kí ức của 2 ngày đến 1 tháng trước đó.
Bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp xuất hiện những dấu hiệu khác cần được theo dõi, bao gồm:
1- Khả năng xử lý thông tin chậm lại
2- Chóng mặt hoặc lâng lâng
3- Giấc ngủ bất thường
4- Mệt mỏi
5- Khó hình thành câu chữ
6- Nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh
7- Nhức đầu hoặc đau nửa đầu
8- Xuất hiện tiếng chuông trong tai
9- Rối loạn về suy nghĩ, suy nghĩ mông lung, bối rối.
Mất trí nhớ tạm thời sau va chạm có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của từng bệnh nhân mới có thể nhận định mất trí nhớ tạm thời sau va chạm có nguy hiểm hay không.

Nếu bệnh nhân không xuất hiện một số triệu chứng như: Đau đầu dữ dội, rối loạn tầm nhìn, vận động yếu ớt, mệt mỏi, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, chóng mặt,…thì khả năng tự phục hồi sẽ cao hơn. Ngược lại nếu xuất hiện những biểu hiện trên, thì bệnh nhân cần được sự quan tâm đặc biệt từ bác sĩ và gia đình để quá trình hồi phục trí nhớ diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, nên được theo dõi để phòng ngừa những rủi ro khác liên quan đến não bộ và hệ thần kinh của bệnh nhân.
Điều trị mất trí nhớ tạm thời sau va chạm như thế nào?
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
Thực hiện những thay đổi tích cực đối với lối sống và chế độ ăn uống đã được chứng minh là giúp cải thiện trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ ngắn hạn và có thể giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ trong tương lai. Các thay đổi bao gồm:
– Hoạt động thể chất để tăng lưu lượng máu và oxy lên não
– Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein, cũng như ít chất béo bão hòa, đường và muối
– Hạn chế uống rượu
– Cai thuốc lá
– Giữ cho bộ não của bạn hoạt động tích cực và kích thích tinh thần thông qua các hoạt động đầy thử thách như câu đố và trò chơi
– Ngủ đủ giấc
– Quản lý và điều trị thành công các tình trạng sức khỏe mãn tính như tiểu đường và tăng huyết áp
– Tạo lịch trình hoặc danh sách việc cần làm để giúp bạn quản lý các hoạt động hàng ngày tốt hơn
Giúp bệnh nhân có tinh thần thoải mái
Sau khi va chạm, tâm lý bệnh nhân chắc chắn sẽ bị hoảng loạn và căng thẳng. Điều này có thể làm gián đoạn quá trình hồi phục trí nhớ cho bệnh nhân. Chính vì thế, người nhà bệnh nhân cần tạo không khí vui vẻ, trò chuyện tích cực để bệnh nhân được thoải mái.

Đặc biệt không nên để bệnh nhân ở một mình trong khoảng thời gian này. Vì trong 2 ngày đầu kể từ khi xảy ra va chạm, bệnh nhân cần được quan sát và theo dõi đặc biệt cả về thể chất lẫn tinh thần để phát hiện kịp thời những tổn thương bất thường từ não bộ nếu có.
Chườm lạnh vùng bị va chạm
Sau khi va chạm, vùng đầu bị tổn thương sẽ có cảm giác đau và sưng tấy. Cho nên có thể giúp người bệnh chườm lạnh tại khu vực đó để giảm bớt các cơn đau và giảm sưng. Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu giảm đau, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau.
Sử dụng các liệu pháp tâm lý để hồi phục trí nhớ
Liệu pháp tâm lý như thôi miên có thể là một cách hiệu quả để giúp người bệnh lấy lại phần kí ức đã quên. Thiền định hoặc các hoạt động chánh niệm cũng có thể hỗ trợ giúp tâm trí người bệnh thư giãn và lấy lại kí ức.
Hơn nữa, người nhà có thể cho bệnh nhân xem những bức ảnh về các sự kiện trong quá khứ, cho họ ngửi mùi hương quen thuộc mà họ thích hoặc bật một bài nhạc quen thuộc mà họ hay nghe cũng sẽ hữu ích cho việc phục hồi trí nhớ.
Tạm kết
Mất trí nhớ tạm thời sau va chạm hoàn toàn có thể tự khỏi mà không cần điều trị lâu dài. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn để có thể có những cách đối phó cũng như khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả nhất.